Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Sử dụng Acid Formic trong ngành thủy sản như thế nào?

Acid Formic là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất axit acetic trong pha lỏng của
quá trình oxy hóa butan hoặc naphta để tạo axit acetic.Trong quá khứ phương pháp
oxy hóa là phương pháp quan trọng và ưa thích để sản xuất axit acetic. Trong vài
thập kỷ qua quá trình được sử dụng để sản xuất axit acetic trong các nhà máy là
cacbony hóa methanol. Dự kiến nó tiếp tục là phương pháp của tương lai, tỷ lệ tạo
axit formic là sản phẩm phụ của giấm axit acetic sẽ giảm.

Acid Formic đã được sử dụng phổ biến để bổ sung vào thức ăn của lợn hay gà, Tuy nhiên gần đây Acid Formic được dùng để bổ sung vào thức ăn thủy sản. Các kỹ thuật lên men chua tự nhiên để sản sinh ra Acid lactic trong bảo quản tôm cá đã được áp dụng từ thời xa xưa. Gần đây Acid formic cũng đã được áp dụng trong việc ủ ướp cá hay phụ phẩm của cá , các sản phẩm cá ủ ướp đã được đánh giá là nguồn thức ăn thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao

Tuy nhiên đưa trực tiếp acid formic hoặc muối của acid formic vào thức ăn thủy sản, đặc biệt thức ăn công nghiệp thì còn là kỹ thuật hoàn toàn mới

Cải thiện sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn : Đối với các cá có dạ dày giảm thấp nhờ vậy enzim tiêu hóa protein ở dạ dày có tên là pepsin được hoạt động hóa từ đó giúp tiêu hóa tỷ lệ protein thức ăn tăng lên. Đối với cá không có dạ dày thì acid formic làm tăng tiết dịch tụy , nhờ vậy tỉ lệ tiêu hoa protein và các chat dinh dưỡng khác tinh bột hay chất béo được cải thiện.

Môi trường pH thấp còn làm tăng độ hòa tan của chất khoáng và làm tăng sự tiêu hóa và hấp thu chất khoáng như canxi , magie, và đặc biệt là phosphor ( hỗn hợp thức ăn bổ sung 5% acid citric cho cá hồi ăn đã thấy lượng phosphor của phân giảm đi 50 %) . Do có những lợi ích trên nên các nhà khoa họcvà nhà sản xuất thủy sản đã coi việc bổ sung Acid formic vào thức ăn là một công cụ hiệu quả để phát triển nghề cá một cách bền vững kinh tế và an toàn. Tuy nhiên do có rất nhiều loài cá khác nhau nên đối với lượng dùng Acid formic cũng khác nhau . Vì thế khi dùng Acid Formic vào thức ăn thủy sản cần phải có kinh nghiệm về loại cá và acid dùng .

Đối với Tôm : việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm không được khuyến khích, do đó cần tìm một giải pháp thay thế để ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn là cần thiết. Acid Formic là một trong những chất có nhiều triển vọng vì nó được báo cáo là có khả năng kháng lại sợi thùy tinh cũng như vikhuẩn Vibrio spp. và tăng tỷ lệ sống. Astaxanthin là một loại carotenoid cũng có thể cải thiện tỷ lệ sống và tăng sức đề kháng với điều kiện gây tress như oxy thấp, độ mặn thấp, nhiệt độ thấp và khí độc amonia. Do đó, cả acid hữu cơ và astaxanthin có tiềm năng sử dụng trong nuôi tôm như nguồn phụ gia bổ sung vào thức ăn. Ảnh hưởng của việc bổ sung acid formic và astaxanthin lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng : Thí nghiệm gồm 6 công thức: 0.3% acid formic; 0.6% acid formic; 50 ppm astaxanthin; 0.3% acid formic + 50 ppm astaxanthin; 0.6% acid formic + 50 ppm astaxanthin và nghiệm thức đối chứng. Acid formic và astaxanthin được phun và trộn vào thức ăn viên, thức ăn có hàm lượng đạm 36% và 6% lipid. Tôm PL được thuần dưỡng thích nghi 3 ngày (PL12) sau đó bố trí vào bể 500 L, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần, mật độ thả nuôi 75 con/500 L. Mỗi nghiệm thức được cho ăn một trong sáu chế độ cho ăn bổ sung trong vòng 60 ngày. Độ mặn trong suốt quá trình thử nghiệm đã được duy trì ở mức 25 ppt, oxy hòa tan trên 4 ppm, và nhiệt độ nước ở 29 ± 1°C. Thức ăn dư thừa và phân tôm được siphong hàng ngày, khoảng 10% lượng nước được trao đổi mỗi 3 ngày. Trọng lượng cơ thể và tỷ lệ sống trung bình của tôm được ghi nhận sau 60 ngày thí nghiệm. Sau 60 ngày thí nghiệm tôm được cho ăn 50 ppm astaxanthin có trọng lượng cao nhất (4.45 ± 0.45 g), tiếp theo là tôm ăn với 0,3% acid formic + 50 ppm astaxanthin (4.38 ± 0.37 g), 0,6% acid formic + 50 ppm astaxanthin (4.05 ± 0.21 g), thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (4.18 ± 0.05 g). Tỷ lệ sống trung bình của tôm cho ăn thức ăn có bổ sung 0.6% acid formic + 50 ppm astaxanthin là cao nhất (82.33 ± 8.32 %) và cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (64.33 ± 10.12 %).

Sử dụng Acid Formic cần chú ý : Vì tính ăn mòn mạnh của mình mà hóa chất Acid Formic có thể gây nguy hiểm khi sử dụng hoặc tiếp xúc với nồng độ cao . Nếu để Acid Formic tiếp xúc với cơ thể bằng các con đường như nuốt, tiếp xúc với da trực tiếp hoặc hít vào, có thể chóng mặt, buồn nôn, gây loét, bỏng hoặc nổi mụn nước và tạo khó chịu, kích ứng nơi khu vực bị ảnh hưởng có thể lan ra xung quanh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét