Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Aspartame là một loại chất thay thế cho đường như thế nào?

Giới thiệu chung về Aspartame

Aspartame là một loại đường hóa học được dùng thay cho đường tự nhiên trong rất nhiều sản phẩm thực phẩm và dược phẩm

Aspartame là một este có công thức hóa học là C14H18N2O5 và có khối lượng phân tử là 294 gam/mol.

Aspartame tồn tại ở trạng thái rắn, dạng bột hoặc dạng hạt màu trắng, tan ít trong nước.


Aspartame có danh pháp quốc tế là N-l-α-Aspartyl-L-phenylalanine l- methyl ester hay 3-amino-N–(α-carboxyphenethyl) succinamic acid N-methyl ester.

Aspartame được thương mại hoá dưới một số tên như Canderel, Equal, NutraSweet, Sanecta, Tri-Sweet, Aminosweet, Spoonful, Sino sweet…

Aspartame là một loại chất thay thế đường chứa ít calo được cấu tạo từ 2 acid amin là aspartic và phenyllanin. Aspartame ngọt gấp 220 lần đường mía và không để lại cảm giác ngọt sau khi nêm nếm.

Khác với D – glucose, Aspartame là một đường nhân tạo sản sinh ra năng lượng cho cơ thể, tính chất của đường này cũng rất nhạy cảm và phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như thời gian lưu và pH của sản phẩm…

Aspartame là một đường được hiệp hội an toàn thực phẩn Châu Âu cho là an toàn khi sử dụng và thuộc nhóm các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm tại châu Âu có chỉ số là E951 vào năm 1981 nhưng đến nay vẫn có một số nhà nghiên cứu xếp aspartame vào hàng độc trong các phụ gia thực phẩm.

Lợi ích và những loại thực phẩm có chứa Aspartame

Aspartame có trong hàng ngàn loại thực phẩm và đồ uống cũng như dạng viên nén hay túi nhỏ như yaourt, thức ăn tráng miệng đông lạnh, bánh pudding, nước ngọt…và trong một số loại thuốc như thuốc trị ho, vitamin…

Lợi ích của Aspartame: không gây sâu răng, không để lại hậu vị, làm tăng độ ngọt và kéo dài vị ngọt của một số mùi hương

Ứng dụng của Aspartame

Aspartame là loại đường nhân tạo sử dụng thay thế cho đường trong sản xuất thực phẩm như trong bánh kẹo, thức uống, phụ gia thực phẩm đông lạnh, đồ hộp, thức ăn nhanh, …

Aspartame làm tăng vị ngọt của một số loại hương trái cây như cam hay anh đào..

Một số nghiên cứu chứng minh rằng, đường Aspartame khi bị phân hủy sẽ tạo ra một lượng nhỏ phenylalanin – hoạt chất chống lại sự trầm cảm

Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu cho rằng đây chính là một hoạt chất có khả năng gây ung thư một cách tìm ẩn, nguy cơ này xuất hiện khi Aspartame được sử dụng với liều lượng quá cao nên tốt nhất cần sử dụng phụ gia này một cách đúng quy định và phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt trong suốt quá trình sản xuất.

Lưu ý:

Theo FDA, liều dùng cho phép của aspartame mỗi ngày (ADI) là 40 mg/kg thể trọng.

Ở Việt Nam, theo Quyết định số 3742 /2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế, giới hạn tối đa aspartame trong thực phẩm (Maximum level ) của một số loại thực phẩm như sau:

+ Đồ uống có sữa, có hương liệu hoặc lên men (ví dụ: sữa sô cô la, sữa cacao, bia trứng, sữa chua uống, sữa đặc): 600 mg/kg).

+ Kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cao su… : 10.000 mg/kg.

+ Sản phẩm dùng để trang trí thực phẩm: 5.000 mg/kg.

Xem thêm tại trang web Cty hóa chất Trần Tiến.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét