Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cách làm giảm ảnh hưởng c��a axit oxalic với sức khỏe ra sao?

Axit oxalic là một hợp chất hóa học. Nó là một chất rắn không màu và rất mạnh mẽ. Nó được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm glucose, chủ yếu là cho bệnh nhân tiểu đường.

Oxalic acid là a-xít hữu cơ có công thức phân tử H2C2O4, có tính a-xít tương đối mạnh. Ở điều kiện thường, oxalic acid tồn tại ở dạng tinh thể, dễ tan trong nước tạo dung dịch không mầu, có vị chua. A-xít oxalic và các muối oxalat có mặt khá phổ biến trong nhiều loài thực vật, đáng chú ý là trong một số loại rau, củ, quả thực phẩm nhưng với hàm lượng thấp thì mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe không cao. Nó chỉ gây ra ngộ độc cấp tính khi ăn phải thực phẩm chứa axít oxalic liều cao hoặc tử vong nếu hàm lượng axít oxalic từ 4 - 5g.

Sau khi ăn vào cơ thể, sự kết hợp của a-xít oxalic với can-xi, sắt, ma-giê, ka-li trong cơ thể tạo thành các tinh thể của các muối oxalat tương ứng. vì thế có thể gây sỏi thận , làm nghẽn đường tiết niệu đây là tác hại lâu dài của loại axít này khi nạp vào cơ thể.

Cách làm giảm ảnh hưởng của axit oxalic với sức khỏe

Axít oxalic và các muối oxalat có mặt khá phổ biến trong nhiều loài thực vật, đáng chú ý là trong một số loại rau, củ, quả thực phẩm,cây trồng. Tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng lượng axít oxalic có mức độ khác nhau trong các loại thực phẩm như khế, hồ tiêu, sắn, rau chân vịt, măng tươi, măng tây, súp lơ xanh, cải xoong, rau diếp, rau sam, khoai tây, cà rốt, cà tím, khoai lang, các loại đậu, đỗ...

Với những người khỏe mạnh có thể tiêu thụ một cách an toàn các thức ăn nhiều axít oxalic ở mức độ vừa phải. Nhưng cần cân đối trong khẩu phần các bữa ăn nhưng đối với những người có các rối loạn chuyển hóa liên quan tới thận, bệnh gút, thấp khớp..., cần thận trọng khi dùng những loại thức ăn đó.

Người dân nên lựa chọn thực phẩm bao gồm cả các loại rau, củ, quả tươi phù hợp với tình hình sức khỏe, đối với những người có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tạo sỏi trong cơ thể tránh sử dụng các thực phẩm giàu axít oxalic ở trên.

Khi sử dụng các thực phẩm giàu axít oxalic, cần chú ý tăng cường uống nhiều nước để tăng đào thải.

Lượng axít oxalic có thể bị giảm đáng kể trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm bằng các biện pháp như ngâm rửa đối với rau, củ, quả; luộc gạn bỏ nước luộc đối với măng, khoai tây, khoai lang, sắn...

Vì thế nên chú ý thực hiện các biện pháp sơ chế, chế biến có tác dụng làm giảm hoá chất axít oxalic như ngâm, rửa, luộc, rang... phù hợp với đặc tính của từng nguyên liệu thực phẩm cũng như sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét